Thứ Hai, 13 tháng 1, 2014

GPA- Dạy tiếng Việt cho người nước ngoài


GPA- DẠY TIẾNG VIỆT CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI




Bạn rất yêu thích giảng dạy...
Bạn muốn nâng cao tiếng Anh của mình... 
Bạn muốn kiếm tiền...
Bạn muốn có nhiều bạn nước ngoài...
Bạn muốn hiểu hơn các nền văn hoá khác trên thế giới…
 Hãy nghĩ đến dạy tiếng Việt cho người nước ngoài.
QUYỀN LỢI KHI BẠN ĐƯỢC NHẬN VÀO HỌC
- Được đào tạo kỹ năng dạy tiếng Việt theo phương pháp độc quyền của tổ chức GPA
- Được đào tạo và học hỏi trong môi trường thân thiện
- Được bố trí giảng dạy khi đạt yêu cầu sau đào tạo
1. Mục tiêu của học phần:
 1.1. Về kiến thức: Cung cấp cho người dìu dắt ngôn ngữ (nurturer) nghệ thuật giảng dạy, phương pháp và công cụ giảng dạy mới GPA và đạo đức nghề nghiệp,…
1.2. Về kỹ năng: phát triển phối hợp với người nước ngoài thực hành giảng dạy theo phương pháp GPA
Mr Mark hướng dẫn các câu
 tiếng Anh thông dụng cho nurturer




 



1.3. Về thái độ: học viên có nhận thức đúng về vai trò của người dìu dắt ngôn ngữ cho người nước ngoài. Học viên phải hoàn thành tốt các việc được giao, tích cực tham gia các hoạt động tại lớp và ngoài lớp.
 1.4. Về xã hội: Giúp người nước ngoài mau chóng hòa nhập với cộng đồng người Việt.
 1.5. Về tính hữu dụng: giúp con, em, cháu... của mình học những ngôn ngữ khác thật dễ dàng, tự nhiên.
 1.6. Về tính ứng dụng: tự tin áp dụng để giảng dạy một ngôn ngữ khác ngoài tiếng Việt.
 2. Mô tả vắn tắt học phần:
 Khóa học gồm có 4 phần chính
 2.1 Nghệ thuật giảng dạy tiếng Việt và đạo đức của nuturer
 2.2. Nghệ thuật và công cụ giảng dạy GPA 1A, GPA 1B, GPA 2
 2.3. Phát âm tiếng Việt
 2.4. Thực hành và thi cuối khoá
 3. Nhiệm vụ của học viên:
- Dự lớp: ít nhất 90 % số giờ trong khoá  học.
- Bài tập: hoàn thành tất cả các bài tập được giao.
- Tự học: nghiên cứu các tài liệu giảng dạy có liên quan.
- Khác: tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, phát biểu đóng góp vào bài giảng.
 4. Đánh giá học phần: Gồm 2 phần: 50% điểm giữa học phần và 50% điểm cuối học phần.
Điểm giữa học phần bao gồm:
- Tham gia đủ các buổi buổi học (vắng không quá 3 tiếng trong khóa học): 10%
- Nộp đủ các bài tập về nhà: 10%
- Làm bài kiểm tra giữa khoá: 20%
- Thảo luận, báo cáo: 10%
Điểm thi kết thúc học phần: 50%
 5. Thang điểmTheo thang điểm 10
 6. Phân bổ thời gian: Lý thuyết 12 tiếng+ Thực hành 15 tiếng.
7. Điều kiện tuyển sinh:
- Yêu thích công việc giảng dạy
- Kiên nhẫn, có tinh thần trách nhiệm
- Tốt nghiệp đại học/ cao đẳng
- Trình độ tiếng Anh tương đương bằng B quốc gia
8. Hồ sơ tuyển sinh:
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học/ cao đẳng
- Bản sao chứng chỉ trình độ Anh văn
- Đơn xin tham gia khóa học (tiếng Anh và tiếng Việt)
- Hình 3x4 (2 tấm)
- Bản sao các chứng nhận khác liên quan.
* Thông tin chi tiết khóa học:
 - Khai giảng 14/04/2014
 - Thời lượng 12 buổi/khóa; 180 phút/buổi; từ thứ hai đến thứ sáu; Từ 8:00 - 11:00 AM
 - Địa điểm: Trung tâm Yes - 1A Nguyễn Văn Lượng, P.6, Q.Gò Vấp, TP.HCM
 - Đơn vị tổ chức: Tổ chức Learn Vietnamese GPA và Yes Center - Thành đoàn TP.HCM - Trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm thanh niên TPHCM
 - Khóa học do đội ngũ người Việt Nam và nước ngoài giàu kinh nghiệm giảng dạy.
- Học phí: 2.500.000/học viên/ khóa
 - Liên hệ tư vấn: Email: learningvietnamesegpa@gmail.com – Facebook: Learn Vietnamese GPA
                     FORM ĐĂNG KÝ KHÓA HỌC

(Hãy hoàn thành form đăng ký khóa học để chúng tôi biết được thông tin cơ bản về bạn và chúng tôi cũng có thể cập nhật những thông tin mới nhất về khóa học cho bạn)

GIỚI THIỆU VỀ GPA
1 GPA là gì?
Nghe và nói là những hoạt động xã hội cơ bản của con người. Con người mang tính xã hội! Tác động xã hội đóng vai trò trung tâm trong những quá trình “học lắng nghe để hiểu được” và “học nói để được hiểu”.
Việc học một ngôn ngữ được định nghĩa như quá trình tham gia hoà nhập vào một cộng đồng ngôn ngữ đặc biệt. Thay vì sử dụng thuật ngữ "người học" và "người học ngôn ngữ", tác giả dùng những thành viên đang dần hoà nhập (growing participators – viết tắt là GP) và “Phương pháp tiếp cận giúp những thành viên đang dần hòa nhập” (growing participator approach – viết tắt là GPA) để miêu tả cụ thể hơn bản chất của việc học ngôn ngữ.
2.     Nguồn gốc của GPA
GPA được phát minh bởi cặp vợ chồng Greg và Angela Thomson vào tháng 1 năm 2007 và được cải biên nhiều lần qua thời gian. Hiện phương pháp này đang được giảng dạy hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới và vừa xuất hiện ở Việt Nam trong thời gian gần đây.
Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin trên website chính thức của tác giả tại trang web:
 www.growingparticipatorapproach.wordpress.com.
         3.     Đối tượng của GPA
a.     Nurturer:
Quá trình "tham gia hoà nhập" đôi khi khá phức tạp bởi vì mặc dù những người mới rất mong muốn có cơ hội để thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội, nhưng họ lại khiến cho những người bản địa cảm thấy họ không thể làm được! Vì thế, những GP mới cần một hoặc nhiều người bản địa - những người sẽ có trách nhiệm tương tác với họ bằng nhiều cách, giúp họ tham gia và hoà nhập - thực sự dìu dắt  họ trong quá trình hoà nhập ngày một sâu hơn. Do đó, tác giả không muốn sử dụng những từ ngữ khác để nói về những thầy giáo, cô giáo ngoài từ "người dìu dắt ngôn ngữ- Nurturer". Nó giúp người nghe cảm nhận được sự ân cần và tận tâm khi sử dụng tên gọi "người dìu dắt ngôn ngữ".
Nurturer không nhất thiết phải là một nguời được đào tạo bài bản để hành nghề. Những người bản địa không có chuyên môn sư phạm hoàn toàn có thể là những Giáo viên xuất sắc. Nếu một GP tìm kiếm một Giáo viên không chuyên, người đó cần phải nói rõ rằng người đó cần một người, ngoài sự uyên bác, còn phải có lòng tử tế và nhiệt tình giúp đỡ người khác. 
b.    GP
Bất kể thành viên nào muốn trở thành thành viên của cộng đồng mới đều có thể sử dụng GPA như là một phương pháp hữu hiệu và họ được gọi là GP- growing participators (những thành viên hòa nhập). Tác giả thích thuật ngữ "Nhà sư phạm" hay "Giáo viên" hơn là thuật ngữ "giảng viên", "gia sư", "người trợ giúp ngôn ngữ" cũng như lý do mà tác giả dùng "GP" chứ không phải là "học viên": đối với phần lớn độc giả, những thuật ngữ truyền thống không truyền tải được những điều tác giả muốn truyền đạt.    
          4.     Mục đích của GPA.
Ngay từ khi sinh ra cho đến khi nói được, một đứa bé đã phải lắng nghe ba mẹ mình nói mà không thể đáp lại, cho đến khi bé có đủ nhận thức thì trong suốt khoảng thời gian đó, bé đã tiếp xúc với ba mẹ mình một cách tự nhiên và vô thức, đến một thời điểm thích hợp bé phát ra thành lời, lúc đầu là bập bẹ, sau đó là từng chữ từng câu được nói ra theo ý muốn của mình. Quá trình này không phải một sớm một chiều có thể thực hiện được.Tùy thuộc vào nhiều yếu tố mà có bé nói được sớm hơn và có bé bắt đầu nói trễ hơn các bé khác cùng lứa tuổi. Dựa theo những đặc tính và bản chất của quá trình sinh trưởng này GPA đã xây dựng nên phương pháp giúp những người mới có thể hòa nhập vào cộng đồng một cách chậm rãi nhưng vững chắc.
Giáo viên (trong phương pháp này tác giả gọi là nurturer) phải có nhận thức đúng về vai trò của mình - người dìu dắt ngôn ngữ cho người nước ngoài, giúp họ nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng mới một cách phù hợp và bền vững bởi những "hoạt động hòa nhập" được thiết kế đặc biệt trong giáo trình.
Bất kỳ ai, những người yêu thích công việc giảng dạy, muốn có một công việc thú vị và mới lạ, thích kiếm thêm thu nhập, thích giao tiếp với người nước ngoài để am hiểu về về các nền văn hóa trên thế giới, muốn nâng cao kỹ năng tiếng Anh,… đều có thể sử dụng GPA như là một phương pháp hữu hiệu để giúp đỡ cho những thành viên muốn hòa nhập vào cộng đồng của họ.
Với tính ứng dụng cao Nurturer sau khi nắm vững GPA có thể áp dụng GPA để giúp GP hòa nhập vào bất kỳ cộng đồng mới với bất kỳ ngôn ngữ nào mà Nurturer am hiểu.
Triết lý học ngôn ngữ của tác giả phản ánh trong những buổi học cô đọng trong khẩu hiệu: 
          Đừng học ngôn ngữ! Hãy khám phá một thế giới mới, bởi bạn đang sống  giữa những người hiểu và sẵn sàng sẻ chia thế giới đó cùng với bạn. 
Khẩu hiệu nhỏ này hàm chứa một nội dung rất lớn. Thay vì lao tâm về nó, tác giả mong muốn mọi người hãy thường xuyên suy ngẫm kĩ về khẩu hiệu này! 

Hai clip dưới đây sẽ cho bạn thấy được 2 học viên sau 3 tháng học tiếng Việt bằng phương pháp GPA thì như thế nào. Và cũng có thêm 1 ví dụ về việc sử dụng Lexicarry để giảng dạy.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

1 ví dụ học tiếng Việt qua Lexicarry

hai học viên sau 3 tháng học tiếng Việt với GPA

Steve và Janice học tiếng Việt đã được 3 tháng bằng phương pháp GPA